Ứng dụng Kinh_độ_Mặt_Trời

Lượng hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa biến đổi tuần hoàn theo kinh độ Mặt Trời.

Kinh độ Mặt Trời thường được dùng để chỉ thời điểm trong nămmùa trên hành tinh:

Nó đặc biệt được dùng khi nói về các quan sát có chu kỳ lặp lại theo năm trên Sao Hỏa, Sao Kim, và các hành tinh khác. Trên Trái Đất, kinh độ Mặt Trời hay được dùng khi quan sát các trận mưa sao băng, vì đây là hiện tượng lặp lại khi Trái Đất ở vào những vị trí nhất định trên quỹ đạo.

Đối với trường hợp Trái Đất, kinh độ Mặt Trời đã được sử dụng trong lịch Trung Quốc để xác định 24 tiết khí từ thời Hán Vũ Đế. Bảng dưới đây liệt kê các tiết khí:

Kinh độ Mặt TrờiTiếng ViệtTiếng Hoa1Tiếng NhậtTiếng Triều ²Ý nghĩa ³Ngày dương lịch 4
315°Lập xuân立春立春입춘(立春)Bắt đầu mùa xuân4 tháng 2
330°Vũ thủy雨水雨水우수(雨水)Mưa ẩm19 tháng 2
345°Kinh trập驚蟄(惊蛰)啓蟄경칩(驚蟄)Sâu nở5 tháng 3
Xuân phân春分春分춘분(春分)Giữa xuân21 tháng 3
15°Thanh minh清明清明청명(清明)Trời trong sáng5 tháng 4
30°Cốc vũ穀雨穀雨곡우(穀雨)Mưa rào20 tháng 4
45°Lập hạ立夏立夏입하(立夏)Bắt đầu mùa hè6 tháng 5
60°Tiểu mãn小滿(小满)小満소만(小滿)Lũ nhỏ, duối vàng21 tháng 5
75°Mang chủng芒種(芒种)芒種망종(芒種)Chòm sao tua rua mọc6 tháng 6
90°Hạ chí夏至夏至하지(夏至)Giữa hè21 tháng 6
105°Tiểu thử小暑小暑소서(小暑)Nóng nhẹ7 tháng 7
120°Đại thử大暑大暑대서(大暑)Nóng oi23 tháng 7
135°Lập thu立秋立秋입추(立秋)Bắt đầu mùa thu7 tháng 8
150°Xử thử處暑(处暑)処暑처서(處暑)Mưa ngâu23 tháng 8
165°Bạch lộ白露白露백로(白露)Nắng nhạt8 tháng 9
180°Thu phân秋分秋分추분(秋分)Giữa thu23 tháng 9
195°Hàn lộ寒露寒露한로(寒露)Mát mẻ8 tháng 10
210°Sương giáng霜降霜降상강(霜降)Sương mù xuất hiện23 tháng 10
225°Lập đông立冬立冬입동(立冬)Bắt đầu mùa đông7 tháng 11
240°Tiểu tuyết小雪小雪소설(小雪)Tuyết xuất hiện22 tháng 11
255°Đại tuyết大雪大雪대설(大雪)Tuyết dày7 tháng 12
270°Đông chí冬至冬至동지(冬至)Giữa đông22 tháng 12
285°Tiểu hàn小寒小寒소한(小寒)Rét nhẹ6 tháng 1
300°Đại hàn大寒大寒대한(大寒)Rét đậm21 tháng 1

Ghi chú:

  1. Trong phần "tiếng Hoa", chữ Hán được sử dụng là loại phồn thể, chữ trong ngoặc là giản thể tương ứng.
  2. Trong phần "tiếng Triều", chữ trong ngoặc là phiên bản chữ Hán (Hanja)
  3. Ý nghĩa của các tiết về cơ bản là giống nhau trong các nước, tuy nhiên có một vài điểm khác nhau rõ rệt.
  4. Ngày bắt đầu của tiết khí có thể dao động trong phạm vi ±1 ngày.

Trong khoảng thời gian giữa các tiết khí như Đại tuyết, Tiểu tuyết trên thực tế ở miền bắc Việt Nam không có tuyết rơi. (Trừ một số đỉnh núi cao như Phan Xi Păng, Mẫu Sơn có thể có, tuy vậy tần số xuất hiện rất thấp và lại rơi vào khoảng thời gian của Tiểu hàn-Đại hàn).